Đề tài Quản lý rác thải y tế


Xử lý bằng phương pháp thiêu đốt ở nhiệt độ cao download miễn phí do công ty môi trường ngọc lân chuyên nhận xử lý nước thải – xử lý rác thải nguy hại – xử lý khí thải tư vấn miễn phí LH : 0905 555 146

Thiêu đốt ở nhiệt độ cao là phương pháp thành công nhất đảm bảo phá hủy các đặc tính độc hại của chất thải y tê, giảm thiểu thể tích rác đến 95% và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh ở nhiệt độ (1050 – 1100oC). Phương pháp này đáp ứng tất cả các tiêu chí về tiêu hủy an toàn ngoại trừ việc phát thải các khí thải cần được xử lý.

Xử lý chất thải y tế bằng phương pháp khử trùng:

Theo phương pháp này, các chất thải có khả năng lây nhiễm trước khi thải ra

môi trường như chất thải sinh hoạt thông thường phải đem đi khử trùng. Ở các nước

phát triển, việc khử trùng còn được coi là công đoạn đầu của việc thu gom chất thải

y tế nhằm hạn chế khả năng gây tai nạn của chất thải.

– Khử trùng bằng hóa chất: Hóa chất thường dùng là Clo, hypoclorit. Đây là

phương pháp đơn giản và rẻ tiền, nhưng có nhược điểm là không tiêu diệt được hết

lượng vi khuẩn trong rác nếu thời gian tiếp xúc ngắn. Ngoài ra, một số vi khuẩn có

khả năng bền vững với hóa chất xử lý, hoặc clo chỉ là chất khử trùng hữu hiệu khi không có các chất hữu cơ Do vậy, hiệu quả của phương pháp khử trùng không cao.

– Khử trùng bằng nhiệt và áp suất cao: Đây là phương pháp khử trùng hiệu quả cao nhưng thiết bị để xử lý đắt tiền và đòi hỏi chế độ vận hành, bảo dưỡng cao

chuyen_de_xu_ly_rac2

Chuyên đề Quản lý rác thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội


Chuyên đề Quản lý rác thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội download miễn phí do công ty môi trường ngọc lân chuyên nhận xử lý nước thải – xử lý rác thải nguy hại – xử lý khí thải tư vấn miễn phí LH : 0905 555 146

chôn lấp trước đây, bây giờ và trong tương lai gần vẫn được coi là phương pháp chủ đạo. Bởi lẽ phương pháp này dễ vận hành, chi phí vừa phải và phù hợp với điều kiện nước ta còn nghèo, các công nghệ còn lạc hậu. Tuy nhiên với phương pháp này còn nhiều tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất. Hiện nay bãi rác Nam Sơn là bãi rác chính của thành phố Hà Nội, được quy hoạch trở thành khu xử lý rác chính của thành phố Hà Nội. Phần sau ta sẽ nói rõ hơn về vấn đề này. 3.5.2. Chế biến phân vi sinh Xí nghiệp chế biến phế thải Cầu Diễn thuộc công ty Môi trường Đô thị Hà Nội được thành lập từ 1996, có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý rác làm phân vi sinh. Công nghệ của nhà máy xử lý rác làm phân vi sinh theo phương pháp ủ đống tĩnh, thổi gió cưỡng bức với công suất thiết kế 30.000 m3/năm và xử lý khoảng 15.000 m3 chất thải/năm, đạt 1% tổng lượng chất thải đô thị phát sinh trong ngày, thu hồi được 7500 tấn phân phục vụ cho cây trồng. Lượng rác thải dùng để ủ phân là rác thu gom tại các chợ. Công nghệ này được thực hiện qua các công đoạn ở trong nhà có mái che nên đảm bảo không gây mùi. Công nghệ hầu như khôngphát sinh nước thải mà tận dụng được nước rác ở trong các nhà chế biến đưa quay vòng bể ủ lên men để bổ xung lượng ẩm. Công nghệ vừa giảm được diện tích chôn lấp vừa tiết kiệm được một khoản tiền cho chi phí chôn lấp . Tuy nhiên do chưa có sự phân loại tại nguồn nên nhà máy gặp nhiều khó khăn trong khâu phân loại. Rác thải chưa được phân loại nên chất lượng còn thấp và chi phí sản xuất là khá cao, khoảng 150.000 đ/ tấn. 3.5.3. Thiêu đốt rác Thiêu đốt rác có chi phí cao nhất so với các phương án trên và hiện nay chưa được sử dụng để xử lý rác thải sinh hoạt. Công nghệ này mới chỉ được áp dụng đối với rác thải nguy hại bệnh viện. 3.6. Vấn đề xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Hà Nội Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là chủ trương, định hướng chiến lược lớn, lâu dài Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Hiểu một cách đơn giản, xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường là nâng cao nhận thức về môi trường của cộng đồng và huy động các nguồn lực trong xã hội cũng như ban hành các chính sách, cơ chế, các điều kiện thuận lợi nhằm thực hiện các công tác bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng chủ yếu là thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Khi hoạt động quản lý chất thải được xã hội hóa sẽ đem lại nhiều lợi ích như: Nguồn lực về con người và vật chất được thu hút, công tác quản lý chất thải sẽ có điều kiện phát triển, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước; tham gia giải quyết những khâu còn bất cập trong quản lý mà Nhà nước chưa có đủ điều kiện và khả năng làm tốt. Khi việc cung ứng dịch vụ hạ tầng cho quản lý chất thải được xã hội hóa sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư xây dung, vận hành và khai thác, hạn chế được thất thoát trong đầu tư xây dựng và cải thiện được chất lượng dịch vụ … Tạo được sự năng động của xã hội trong quản lý chất thải, tăng cường tính tự lực và tính chủ động của cộng đồng, cùng nhau giải quyết các vấn đề môi trường xảy ra hàng ngày tại địa phương. Tạo cơ hội việc làm, giảm bớt thất nghiệp ở địa phương. Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp mà mọi người dân đều được hưởng lợi, giảm thiểu các nguy cơ về tai biến lý, hóa, sinh do chất thải gây ra. Thực tế cho thấy, nhiều công việc không thể dựa hoàn toàn vào Nhà nước mà phải huy động thêm lực lượng của cộng đồng tham gia mới đạt hiệu quả cao.Việc xã hội hóa nhằm huy động cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, góp phần hạn chế các tệ nạn tham nhũng, quan liêu. Mặt khác thông qua các hoạt động này giúp người dân thấy được vai trò và trách nhiệm của mình đối với môi trường, qua đó tạo ra những chuyển biến tích cực về thói quen và nếp sống thân thiện với môi trường. IV. Xử lý rác thải tại bãi Nam Sơn – Sóc Sơn bằng kỹ thuật chôn lấp 4.1. Tổng quan khu liên hiệp xử lý chất thải Nam sơn 4.1.1. Các điều kiện tự nhiên của khu liên hiệp Xã Nam Sơn là khu vực xây dựng khu liên hiệp có diện tích 100 ha, cách trung tâm Hà Nội khoảng 45 km về phía bắc. Phía bắc là các cụm dân cư với ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp. Sông Công cách 2 km chảy qua phía Đông có các con rạch nhỏ tự nhiên chảy qua. Khu liên hợp nằm trong thung lũng đồi gò thấp, có độ cao từ +8,0 đến +40,0 m so với mực nước biển. Các đồi gò và đất ở đây khô cằn. Theo báo cáo khả thi của công ty Tư vấn và Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam thì địa chất ở khu vực này được chia làm 4 loại. Trừ lớp đất đầu tiên là nông nghiệp có độ dày 1 – 2 m, còn các lớp 2,3,4 là những lớp đất sét pha và sét, có tính biến dạng nhỏ, hệ số thấm nhỏ, chiều dày tổng cộng các lớp đất này là 8 – 13 m. Các lớp đất từ trên xuống như sau : – Lớp 1 : lớp thổ nhưỡng đất lấp bề dày 0,2 – 1 m. – Lớp 2 : lớp sét xen kẹp sét pha bề dày 2,4 – 10,2 m. – Lớp 3 : sét pha lẫn dăm sạn, bề day từ 3,5 – 10,4 m. – Lớp 4 : đá phiến phong hoá, bề dày của lớp chưa xác định, chiều sâu mặt lớp thay đổi từ 8,6 – 13,4 m. Trữ lượng nước ngầm tại đây rất nhỏ vì tầng chứa nước mỏng và ở sâu. Khu liện hiệp xử lý rác Nam Sơn nằm trong vùng đồi thấp, phần lớn là thung lũng, có hồ nhỏ và rạch nhỏ chảy qua để tiêu nước mưa và cấp nước sông cho các hồ ao nhỏ. Về mùa khô hầu hết các hồ ao và lạch đều khô cạn. Mực nước ngầm ở khu vực chân đồi là 2m và trên đồi là 7m. Mực nước mặt mùa mưa +8m đến +11,5m. 4.1.2. Các hạng mục chính của khu liên hiệp hiện nay – 5 ô chôn lấp số 1,2,3,4,5 trong đó ô 1,2,3 đã đầy và tiến hành đóng bãi sơ bộ giai đoạn 1. – Hệ thống cân điện tử 30 tấn. – Trạm cấp nước sạch. – 3 trạm xử lý nước rác : 1 trạm xử lý sẵn có bằng phương pháp sinh học và 2 trạm xử lý khẩn cấp bằng phương pháp hoá học. – Hệ thống 3 hồ điều hoà : kị khí, hiếu khí, tuỳ tiện. – Đường ra vào bãi. – Khu hành chính và phụ trợ. – Khu xử lý chất thải công nghiệp hiện đang trong giai đoạn khởi công xây dựng ban đầu. Các hạng mục chính hiện nay chủ yếu là của khu chôn lấp. 4.1.3. Quy hoạch tổng thể khu liên hiệp Nam Sơn. Tổng diện tích đất dành cho các ô chôn lấp rác là 53,49 ha, có dung tích chứa rác khoảng 10,7 triệu m3, thời gian vận hành sử dụng khu chôn lấp là 21 năm, bao gồm các hạng mục : – Đường giao thông chính nối giữa 2 khu vực hành chính phía bắc và nam sẽ được mở rộng trên cơ sở của đường đê có sẵn của 3 ô chôn lấp giai đoạn 1. – Khu xử lý nước rác và hồ vi sinh có diện tích 4,1 ha nằm ở vị trí hồ Phú Thịnh hiện có. Nước qua hồ đảm bảo vệ sinh môi trường xả vào suối Lai Sơn. – Dải cây xanh 10m cách ly với bên ngoài của 2 khu công nghiệp và khu sản xuất phân vi sinh và dải cây xanh 20m đối với khu chôn lấp. – Đường vận chuyển rác thải vào khu xử lý chất độc hại công nghiệp và khu compost sẽ tận dụng đường hiện đã xây dựng ở giai đoạn 1 và kéo dài đến khu compost. – Bố trí các khu chức năng và các công trình phụ trợ trong diện tích 83,4 ha bao gồm diện tích đất đã giao đợt 1 và đợt 2. – Khu xử lý chất thải độc hại công nghiệp có diện tích 5,15 ha. – Khu xử lý phân compost có diện tích 9,8 ha, công suất 685 – 700 tấn/ngày. – Khu đốt rác đô thị được bố trí ở phía nam diện tích 5,9 ha. – Ngoài đường vận chuyển phía đông bắc hiện nay dự kiến sẽ xây thêm tuyến đường phía nam nối từ đường 35 vào khu liên hiệp rộng 11,25 m, dài 2,4 km. * Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn sẽ được xây dựng theo 2 giai đoạn, 2 khu vực. – Khu vực 1 (giai đoạn 1: 1998 – 2000) : diện tích xây dựng 14,388 ha, cao độ từ 15 – 25 m. Xây dựng 3 ô chôn lấp để đầu năm 1999 đưa các ô vào chôn lấp rác thải khi bãi Tây Mỗ đóng cửa. Đất xây dựng khu hành chính, đường vào khu chôn lấp, đất nắn suối, đất mở rộng đường liên xã. – Khu vực 2 ( giai đoạn 2 : 2000 – 2020) : có diện tích khoảng 74,32 ha gồm 8 ô chôn lấp cho giai đoạn 2, trạm xử lý nước rác (kể cả đê bao và đường bao) nằm trong thung lũng giữa các đồi núi có cao độ từ +9 đến +11, xây dựng khu chế biến phân compost và nhà máy xử lý rác công nghiệp. Ngoài ra còn có 4,02 ha đất dùng xây dựng mương thoát nước mưa xung quanh chân đê của khu liên hiệp. 4.2. Khu chôn lấp hợp vệ sinh rác thải đô thị Trong quy hoạch tổng thể khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn giai đoạn 1, khu chôn lấp chất thải đô thị gồm 3 ô chôn lấp số 1, 2, 3 và giai đoạn 2 gồm 8 ô chôn lấp. Hiện tại 3 ô chôn lấp của giai đoạn 1 đã đầy và đã được tiến hành đóng bãi cục bộ giai đoạn 1 (ở cao trình +15m), ô chôn lấp số 4,5 đã xây dựng xong và hiện đang chôn lấp rác tại phần 4B (phần 4A đã đầy). 4.2.1. Trình tự sử dụng các ô chôn lấp rác xây dựng giai đoạn 1 ( đến năm 2017) Giai đoạn 1 : Đổ rác vào lô 1 và lô 2,3 được sử dụng làm chức năng hồ sinh học để tăng độ sạch nước trước khi xả ra ngoài sau khi đã qua hệ thống xử lý rác bằng phương pháp sinh hoá. Giai đoạn 2 : Rác được đổ tại lô 1 tới đỉnh đập ngăn lô ở cao độ +15m thì được tiến hành đóng bãi cục bộ giai đoạn 1 và rác được chuyển sang đổ tại lô số 2, lô số 3 vẫn đảm nhiệm vai trò hồ sinh học. Giai đoạn 3 : Rác đổ trong lô 2 tới cao độ +15m thì sử dụng diện tích mặt bằng cả 2 lô 1 và 2 để tiếp tục đổ rác. Đắp bờ bao ngăn rác theo từng đợt, mỗi đợt cao 2,5m. Cao độ cuối cùng của bờ bao ngăn rác là 20m. Trình tự đổ rác ở giai đoạn này là sau khi nâng cao độ tại lô thứ nhất thêm 2m thì bao phủ đất trên bề mặt rác để chuyển sang đổ rác vào lô bên cạnh và tiếp tục luân chuyển. Khi mặt bằng 2 lô đạt tới cao độ +21m thì tổ chức đóng bãi các lô 1 và 2 theo quy trình đóng bãi. Giai đoạn này lô 3 vẫn sử dụng như một hồ sinh học. Giai đoạn 4 : Đổ rác vào lô 3 từ cao độ +6m lên đến cao độ +21m. Hồ sinh học sử dụng ở giai đoạn này là hồ Phú Thịnh hoặc một diện tích ô trũng trong tổng mặt bằng khu liên hợp xử lý (giai đoạn này đã quản lý toàn bộ diện tích đất của dự án là 130 ha). 4.2.2. Khu chôn lấp chất thải giai đoạn 2. Các ô chôn lấp giai đoạn 2 (2001 – 2020) sẽ gồm 6 ô (số 4,5,6,7,8 và 9) sẽ được xây dựng mỗi đợt 2 ô và đổ rác đến cốt +15 (bao gồm cả 3 ô chôn lấp giai đoạn 1). Sau khi cả 9 ô đạt đến cao trình +15 sẽ tiếp tục nâng dần từng đợt 3m lên đến cốt đỉnh là +39m, theo mái dốc m =1/3. Với giải pháp trên tổng lượng rác có khả năng tiếp nhận cho chôn lấp tại khu liên hiệp xử lý rác là khoảng 9.587.292 m3. Thời gian vận hành là 20 năm. Bảng 2.5 : Trình tự và tiến độ chôn lấp rác ở giai đoạn 2: Tên ô chôn lấp Thời gian vận hành Ô 4 và 5 đến cốt 15m 2001 – 2003 Ô 6 và 7 đến cốt 15m 2004 – 2005 Ô 7 và 8 đến cốt 15m 2006 – 2007 Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 17m 2007 – 2009 Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 20m 2009 – 2011 Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 23m 2011 – 2014 Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 26m 2014 – 2017 Các ô giai đoạn 2 đến cốt 39m 2018 – 2020 Nguồn: URENCO 4.2.3. Hệ thống thu gom nước rác Theo tính toán mỗi ô chôn lấp đang vận hành sẽ có lượng nước rác phát sinh khoảng 400 – 500 m3/ngày. Nước rác từ các ô chôn lấp qua các trạm xử lý nước rác sẽ được xả vào hồ để xử lý vi khuẩn. Nước thải sinh hoạt sau khi đã xử lý qua bể tự hoại và nước rửa xe của khu hành chính sẽ được thu gom vào bể chứa. Bể chứa đặt tại khu vực hành chính có dung tích 10m3. Nhiệm vụ của bể chứa : lưu giữ nước phục vụ bơm tưới tăng độ ẩm rác cho các ô chôn lấp và khu chế biến phân vi sinh. Hồ xử lý vi khuẩn xử lý giảm vi khuẩn Coli trong nước thải trước khi thải ra suối. Mương bao nước mưa thu gom nước mưa xung quanh khu liên hợp dẫn xả vào hồ hoặc suối hiện trạng. 4.3. Quy trình quản lý và vận hành bãi Ô tô chở rác Cân điện tử Đổ rác San ủi San phủ đất hoặc chất trơ Đầm chặt Rắc Bokashi Phun dung dịch EM Bơm nước rác Xử lý nước rác Xả nước thải đã xử lý Đóng bãi cục bộ Trồng cây xanh Đóng bãi toàn bộ Lắp đặt hệ thống thoát tán khí ga Hình 2.2: Sơ đồ quy trình vận hành bãi Nguồn: URENCO * Các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường : – Nước rác rỉ ra từ các ô chôn lấp được bơm vào hồ chứa, sau đó qua trạm xử lý nước rác thải để xử lý. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải loại B và được thải ra hệ thống thoát nước. – Quá trình chôn lấp phát sinh một lượng khí ga sinh ra từ chất thải chôn lấp, các khí thải này chủ yếu là Mêtan được phát tán ra ngoài nhờ hệ thống ống thu và phát tán được đặt trên ô chôn lấp. – Trong quá trình vận hành bãi chôn lấp, dung dịch EM và chế phẩm Bokashi được phun thường xuyên để giảm thiểu mùi và làm tăng quá trình phân huỷ của chất thải. Ngoài ra, các bãi chôn lấp còn tiến hành phun thuốc diệt ruồi, muỗi đảm bảo vệ sinh môi trường. – Cây xanh được trồng xung quanh bãi tạo vành đai cách ly nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường, hạn chế mùi và các ảnh hưởng bất lợi từ bãi rác. – Đất phủ bãi hàng ngày được phủ theo đúng quy trình vận hành bãi : 0,2 m trên một lớp rác dày 2m, ngoài ra còn có đóng bãi cục bộ và đóng bãi cuối cùng bằng đất và có thể cả các lớp chống thấm nước mưa trên bề mặt. 4.3. Nhận xét về công tác xử lý rác bằng chôn lấp tại bãi Nam Sơn Mặc dù khu liên hiệp được quy hoạch một cách tổng thể và có quy mô, nhưng thực tế đối với khu chôn lấp chất thải sinh hoạt vẫn còn có nhiều vấn đề bất cập. – Rác được đổ kết hợp với việc phun dung dịch diệt ruồi muỗi và khử mùi hàng ngày nhưng vẫn không đảm bảo được chất lượng cho môi trường xung quanh. Trong khu vực bãi rác và khu vực nhà dân xung quanh vẫn bốc lên những mùi xú uế, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí vẫn đang hàng ngày tồn tại. – Do chưa có thiết bị đầm nén chuyên dụng nên chưa đảm bảo được hệ số nén yêu cầu 0,8 – 0,85, hậu quả là không khai thác được tối đa thể tích của ô. Từ năm 2003, ô số 1, số 2 đã được chôn lấp đầy đến cốt 21m, ô chôn lấp số 3 đã đổ đến cốt 17m, ô số 4a 16m. Và cho đến nay năm 2009, rác thải đã được chôn đầy 7/9 ô chôn lấp, với tổng trọng lượng khoảng 6,5 triệu tấn. Nếu vẫn duy trì tốc độ chôn lấp như hiện nay (mỗi ngày trên 2000m3), đến năm 2011 toàn bộ 9 ô chôn lấp của bãi rác Nam Sơn sẽ không còn khả năng chứa rác. – Về thu gom nước rác : Các ô chôn lấp chất thải được xử lý để chống ô nhiễm nguồn nước ngầm và ô nhiễm đất bằng 1 lớp đất sét đầm chặt dày 50 cm, sau đó lót đáy chống thấm bằng 1 lớp vải địa kỹ thuật. Qua thời gian vận hành cho thấy do dùng lớp đất lót đáy bãi và bảo vệ vải chống thấm nên khả năng tiêu nước đến rãnh thu rất kém. Hơn nữa trong thời gian vận hành nước rác phát sinh cũng chưa được bơm khỏi bãi kịp thời và thường xuyên nên gây lầy bùn đáy bãi khi vận hành. Nước rác chảy dồn trên mặt đáy bãi đọng về các chỗ trũng không được lọc nên mang theo nhiều cặn rác khi được bơm ra khỏi bãi. – Về xử lý nước rác : Công nghệ xử lý nước rác của Viện cơ học đề xuất là phương pháp sinh học cưỡng bức đã được sở khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội phê duyệt. Tuy nhiên trong thời gian vận hành đến nay vẫn chưa đạt chất lượng nước ra theo tiêu chuẩn môi trường loại B, nên chưa được phép thải ra suối Lai Sơn và nguồn tiêu bên ngoài khu liên hiệp. Do vậy toàn bộ lượng nước rác tồn đọng từ khi vận hành ô chôn lấp số 1 đến thời điểm 2/2001 vẫn phải lưu giữ trong ô chôn lấp số 3. Tiểu kết chương II Sau khi Hà Nội mở rộng, rác thải đã trở thành vấn đề bức xúc ở nhiều quận, huyện. ở khu vực phía tây, nhiều huyện còn chưa thu gom rác thải nông thôn mà đổ thành bãi lộ thiên hoặc tận dụng ao, hồ làm nơi chứa rác. Rác thải công nghiệp cũng có tỷ lệ thu gom, xử lý thấp. Rác y tế thu gom tốt, song công nghệ xử lý nhiều nơi đã lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vẫn còn tồn tại hàng loạt các hạn chế trong thu gom, vận chuyển chất thải. Năng lực của các xí nghiệp môi trường đô thị về thiết bị, phương tiện thu gom vẫn còn thiếu, tải trọng nhỏ, cũ, hỏng … chưa theo kịp yêu cầu thực tế.Công tác xử lý, tiêu hủy, tái chế rác thải hiện cũng còn rất nhiều hạn chế – chủ yếu dựa vào việc chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (chất thải ở đây hầu như không được phân loại). Còn riêng nhà máy chế biến rác thải tại Cầu Diễn, mới chỉ đạt sản lượng khoảng 7.000 tấn/năm, nghĩa là chỉ có khoảng 7% lượng rác thải sinh hoạt được tái chế thành phân vi sinh. Chương III Đánh giá về công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội I. Đánh giá hiệu quả tài chính của công tác thu gom, vận chuyển rác thải 1.1. Chi phí tài chính cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải 1.1.1. Hoạt động thu gom rác thải Hoạt động thu gom rác thải của nước ta nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng chủ yếu vẫn dùng phương pháp thủ công, thu gom bằng các xe đẩy tay do các công nhân vệ sinh thực hiện. Do được thực hiện bằng các biện pháp thủ công nên chi phí về thời gian và nhân công rất lớn. Theo thống kê số công nhân của Công ty môi trường đô thị Hà Nội thực hiện công việc thu gom rác hàng ngày là 1961 người. Chi phí dành cho hoạt động thu gom rác là : CTG = CCN + CCC + CQL Trong đó : CTG : Tổng chi phí cho công tác thu gom. CCC : Chi phí cho công nhân thu gom. CCC : Chi phí cho công cụ, dụng cụ thu gom. CQL : Chi phí cho quản lý. Chi phí cho công nhân thu gom Tiền lương và phụ cấp Lương và phụ cấp cho công nhân tính trung bình là 700.000đ/người/tháng. Do đó chi phí lương công nhân cho 1 tháng là : 700.000 x 1961 = 13.727.000.000 (đ) Bồi dưỡng độc hại Bồi dưỡng độc hại được tính theo định mức 3000đ/người/ngày. Trung bình 1 tháng người lao động phải làm việc 26 ngày. ị Chi phí này là : 1961 x 26 x 3000 = 152.958.000 (đ) Bảo hiểm tai nạn Bảo hiểm tai nạn tính theo định mức 14.000 đ/người/năm ị Chi phí là : (14.000 x 1961)/ 12 = 2.287.833 (đ) Chi phí bảo hộ lao động Chi phí bảo hộ lao động cho 1 người là 300.000 đ/người/năm ị Chi phí là : (300.000 x 1961) / 12 = 49.025.000 (đ) Vậy tổng chi phí cho người lao động thực hiện thu gom rác thải là : CCN = 13.727.000.000 + 152.958.000 + 2.287.833 + 49.025.000 = 13.931.270.830 (đ) Chi phí cho công cụ, dụng cụ Ta có bảng tính cho chi phí công cụ, dụng cụ lao động trong 1 tháng như sau : Bảng 3.1 : Bảng giá thành và chi phí công cụ, dụng cụ TT Chỉ tiêu Định mức Đơn giá (đ/cái) Thành tiền (đ) 1 Chổi dài 1,2m 2cái/người/tháng 3.000 11.766.000 2 Chổi 0,8m 1cái/người/tháng 2.000 3.922.000 3 Xẻng 1cái/người/6 tháng 6.000 1.961.000 4 Kẻng 1cái/2người/2năm 10.000 408.500 5 Cuốc 1cái/2người/2năm 6.000 245.125 6 Xe gom rác 1xe/2người/1,5năm 1.350.000 73.357.500 7 Chi phí sửa chữa dụng cụ 5.000.000 8 Tổng 96.660.125 Nguồn : NCKT dự án khu liên hiệp Nam Sơn Tổng (1+2) = 14.027.930.960 (đ) Chi phí cho quản lý : Chi phí quản lý của phường cho công tác hành chính, tuyên truyền, vận động (10%) là 1.402.793.096 Chi phí quản lý công tác thu gom (5%) là : 701.396.548 (đ) ị Tổng chi phí cho công tác quản lý là : CQL = 1.402.793.096 + 701.396.548 = 2.104.189.644 (đ) Tổng hợp chi phí cho công tác thu gom ta được : CTG =13.931.270.830 + 96.660.125 + 2.104.189.644 (đ) = 16.132.120.610 (đ) 1.1.2. Tính toán giá thành và kinh phí vận chuyển Căn cứ vào biên bản tính toán chi phí của tổ chuyên viên liên ngành, giá thành và kinh phí vận chuyển rác cụ thể như sau : Bảng 3.2 : Giá thành vận chuyển rác từ thành phố đi Nam Sơn. TT Chỉ tiêu Xe chuyên dùng 1 Cự li tính cước vận chuyển 60,773 km 2 Cước phổ thông đường loại 1, hàng bậc 3 588,9 đ/Tkm 3 Cước phổ thông đường loại 3, hàng loại 3 928,2 đ/Tkm 4 Cước vận tải tính cho 1 tấn hàng: – 38 km đường loại 1 – 23 km đường loại 3 43.525,3 đ/T 22.362,3 đ/T 21.163 đ/T 5 Các hệ số tính theo cước cơ bản – Phương tiện có thiết bị tự đổ – Chở thiếu tải 6.528,8 đ/T 4.352,5 đ/T 6 Các loại phụ phí: 13,500 đ/T 7 Trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi 2.037,2 đ/T Tổng cộng 69.644 đ/T Nguồn : NCKT dự án khu liên hiệp Nam Sơn Theo như phần thực trạng ở trên ta đã trình bày, lượng rác thải thu gom được năm 2000 là 534.938 tấn. Ta sẽ tính chi phí vận chuyển rác cho năm 2000. Theo bảng 3.2 ở trên, đơn giá vận chuyển cho 1 tấn rác là 69.644 đ/tấn. Do đó chi phí vận chuyển rác cho 1 tháng sẽ là : CVC = (534938 x 69.644)/12 = 3.104.601.663 (đ) 1.1.3. Tổng hợp chi phí thu gom, vận chuyển rác thải Do đó ta có tổng hợp chi phí cho công tác thu gom và vận chuyển rác trong thành phố là : ồC = CTG + CVC = 16.132.1206.610 + 3.104.601.663 = 19.236.722.270 (đ) 1.2. Xác định số thu phí vệ sinh Theo pháp lệnh phí và lệ phí của Nhà nước quy định, phí vệ sinh cho dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tính theo đầu người là 1000đồng 1 tháng. Theo như trình bày ở chương II, công tác thu phí chỉ đạt được 70 – 75% tổng số dân trên toàn thành phố. Ta giả sử tỉ lệ phí thu được trên địa bàn là 75%. Với dân số Hà Nội tính cho năm 2000 là 2.930.600 người, ta có thể tính được tổng số phí thu được trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau : ồB = 2.930.600 x 1000 x 75% = 2.197.950.000 (đ) II. Đánh giá đầy đủ lợi ích xã hội và môi trường của công tác thu gom, vận chuyển rác thải 2.1. Lợi ích thực đối với dân cư Theo những phân tích tính toán trên có thể thấy lợi ích tài chính của người dân thu được là dương. Nếu đứng trên quan điểm của người dân để phân tích thì những chi phí Nhà nước bỏ ra cho hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải chính là những lợi ích người dân được hưởng, còn những khoản tiền thu từ công tác phí là những chi phí dân cư bỏ ra cho việc thải rác ra môi trường. Do đó với hoạt động thu gom và vận chuyển rác của Nhà nước, người dân đã thu được lợi ích về mặt tài chính là 17.038.772.270 đồng 1 tháng. Tuy nhiên những con số cụ thể ở trên nó chỉ thể hiện một phần những lợi ích về mặt tài chính của công tác thu gom và vận chuyển rác mà người dân được hưởng. Trong thực tế những chi phí Nhà nước phải bỏ ra không chỉ là những chi phí cho công tác thu gom và vận chuyển mà còn bao gồm cả những chi phí để xử lý rác chúng ta chưa tính ở đây. Do đó xét về mặt lợi ích tài chính thì người dân còn được hưởng cả lợi ích từ chi phí bỏ ra của Nhà nước để xử lý lượng rác thải tạo ra hàng ngày. Ngoài những lợi ích về mặt tài chính, người dân còn được hưởng những lợi ích lợi ích khác chúng ta không thể lượng hoá được bằng tiền. Đó là những lợi ích về mặt môi trường và kinh tế. Công tác quản lý rác thải nếu được làm tốt và thực hiện thường xuyên người dân sẽ được hưởng một môi trường sống trong lành, sạch đẹp. Môi trường trong sạch sẽ góp phần tạo cho cộng đồng một cuộc sống thoải mái và khoẻ mạnh, tăng lượng ôxi và giảm nồng độ các khí độc hại do chính rác thải gây ra, giảm các nguy cơ về bệnh tật. Việc làm trong lành không khí còn đem lại những lợi ích về kinh tế. Khi môi trường trong lành các hoạt động kinh tế cũng phát triển hơn. Ví dụ như đối với hoạt động du lịch. Môi trường trong lành sẽ là một phần tác động thu hút khách du lịch từ các nơi về thăm quan do đó các hoạt động kinh tế trong ngành du lịch hay các ngành dịch vụ theo đó mà cũng tăng trưởng theo. Mặc dù vậy, vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý rác thải vẫn chưa được người dân đánh giá một cách đúng đắn, người dân không có ý thức bảo vệ chính môi trường sống của mình. Trong một bộ phận dân cư còn có tâm lý cho rằng việc Nhà nước phải tiến hành các hoạt động dịch vụ vệ sinh này là đương nhiên và việc họ đóng phí vệ sinh rác thải thì họ có quyền đổ rác bừa bãi để “tạo công ăn việc làm cho người lao động”. Chính vì vậy, lượng rác thải vẫn hàng ngày được tăng lên không ngừng, rác được đổ không đúng quy định, xả rác bừa bãi ra đường, thậm chí ngay cả khi công nhân thu gom rác vừa đi qua họ đã đổ luôn rác ra đường…. 2.2. Những lợi ích từ công tác quản lý rác thải Nhà nước bỏ chi phí để thực hiện các công tác quản lý rác thải nhằm đạt được những lợi ích về môi trường, kinh tế, lợi ích về chính trị, xã hội. Những lợi ích này có ý nghĩa to lớn đối với xã hội những khó có thể lượng hoá được bằng tiền, bao gồm : Lợi ích môi trường Công tác quản lý rác thải được tiến hành quản lý toàn diện từ cấp trung ương xuống các cấp địa phương, từ các bộ ngành xuống cơ sở và được thực hiện trên toàn thành phố. Quản lý rác thải luôn được củng cố và hoàn thiện hơn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Công tác này sẽ góp phần giữ gìn và cải thiện môi trường sống cho cộng đồng. Nếu như lượng rác thải không được thu gom và vận chuyển đi hàng ngày mà vẫn để lưu lại trong thành phố thì do đặc tính của rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao, dễ phân huỷ đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm của nước ta sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, là nguồn lây lan các loại dịch bệnh. Việc thu gom và vận chuyển rác thải ra khỏi thành phố sẽ góp phần làm tăng lượng ôxi và giảm được các chất độc hại không có lợi cho sức khỏe cộng đồng, nâng cao sức khoẻ cộng đồng, giảm được những chi phí về y tế. Ngoài ra công tác này cũng làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước ngầm và nước mặt do nước rỉ rác ngấm xuống. Lợi ích kinh tế Giữa chỉ tiêu chất lượng môi trường và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi môi trường được quan tâm, bảo vệ thì nó cũng là một động lực cho phát triển kinh tế. Ví dụ như với các ngành du lịch môi trường trong sạch, tạo được ấn tượng tốt với du khách cùng với các cảnh quan và các khu di tích đẹp sẽ thu hút các khách du lịch đến thăm

chuyen_de_xu_ly_rac

Đề tài Xử lý rác thải sử dụng và tái chế


Đề tài Xử lý rác thải sử dụng và tái chế trong ngành môi trường do công ty môi trường ngọc lân chuyên nhận xử lý nước thải – xử lý rác thải nguy hại – xử lý khí thải tư vấn miễn phí LH : 0905 555 146

1. Công nghệ lên men bằng hầm ủ tuynel, thổi khí cưỡng bức, xử lý khí thải

Ưu điểm:

+ Đảm bảo môi trường

+ Tiết kiệm quỹ đất so với phương pháp chôn lấp 80%

+ Chi phí đầu tư và vận hành hợp lý

+ Cung cấp phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp

Nhược điểm:

+ Đòi hỏi có thị trường tiêu thụ Compost và phân bón

Công nghệ lên men bằng hầm ủ tuynel ở các nhà máy xử lý rác Cầu Diễn, Việt Trì, Nam Định hiện đang hoạt động tốt, tuy nhiên, ở các nhà máy này chưa có hệ thống xử lý khí do hầm tuynel đang ở dạng hở. Hiện nay, xử lý khí thải, nước rỉ đã được khắc phục bằng công nghệ lên men bằng hầm ủ tuynel kín, thổi khí cưỡng bức và hồ sinh học.

2. Công nghệ xử lý nhiệt phân rác đô thị (Công nghệ Entropic) của Công ty Entropic Energy:

So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 500C) nên tránh được các nguy cơ phản ứng sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý rất cao. Công ty Entropic Energy cũng đề xuất một mô hình nhà máy xử lý rác phù hợp với thành phố Hồ Chí Minh với công suất xử lý 6400 tấn rác/ngày, sản phẩm chín thu được là 1.500 tấn than tổng hợp, nếu xây dựng luôn một nhà máy phát điện kèm theo sử dụng hết chỗ than này thì sẽ cho ra một lượng điện năng là 150 MW/ngày. Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm phụ khác như nhiên liệu tái sinh, nước, khí hydro, dầu nặng, nhẹ . Đây là một trong những công nghệ tiên tiến của thế giới trong việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, nhưng còn ở quy mô lớn và là một trong những mục tiêu áp dụng phát triển bền vững cho các đô thị đông dân cư. Công nghệ này chưa áp dụng được ở các khu, cụm tuyến dân cư quy mô vừa và nhỏ.

de_tai_xu_ly_rac_nguy_hai

Báo cáo Vật liệu bao gói thủy sản tươi sống


Báo cáo Vật liệu bao gói thủy sản tươi sống download miễn phí. do công ty môi trường ngọc lân chuyên nhận xử lý nước thải – xử lý rác thải nguy hại – xử lý khí thải tư vấn miễn phí LH : 0905 555 146

Khi màng PP và PE kết hợp với nhau sẽ tạo bao bì nhiều lớp (màng PE ở trong và màng PP ở ngoài). Màng kết hợp này có ưu điểm của màng PP và PE: ghép mí kín, ngăn VSV, khí và ẩm từ ngoài xâm nhập vào bên trong bao bì gây hư hỏng và làm giảm chất lượng sản phẩm. Ngoài ra lớp PP còn tạo độ bóng và dễ in ấn cho bao bì làm sản phẩm đẹp mắt và hấp dẫn hơn

tai_lieu_xu_ly_nuoc_thai

Vật liệu bao gói thủy sản tươi sống GVHD: Bùi Trần Nữ Thanh Việt Thành viên: Đào Thị Loan Nguyễn Thị Thắm Trịnh Thị Thanh Huyền Tổng quan Trong những thập niên gần đây, thủy sản tươi sống là mặt hàng có chất lượng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng đặc biệt ở Nhật và các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên đây là mặt hàng dễ bị hư hỏng, khó bảo quản và vận chuyển. Vì vậy ta cần có biện pháp để giúp bảo quản và vận chuyển loại thực phẩm này tốt hơn. Bao gói với một vật liệu tốt và thích hợp sẽ tạo điều kiện làm lạnh có hiệu quả cho thủy sản tươi sống, hạn chế nguy cơ dập nát làm hư hỏng sản phẩm. Không những vậy, vật liệu bao gói phù hợp còn mang lại cho sản phẩm một dao diện mới hấp dẫn và độc đáo hơn. Thủy sản tươi sống Thủy sản tươi sống là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và thích hợp với nhiều lứa tuổi. Ngày nay ở Nhật và các nước Đông Nam Á đây được coi là mặt hàng có chất lượng được ưa chuộng nhất. Thủy sản tươi sống Thủy sản tươi sống là thực phẩm dễ hư hỏng. Cũng như hầu hết các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật khác, thủy sản có chứa hàm lượng nước tương đối cao và nhiều hợp chất khác nhau. Cá và các sản phẩm thủy sản dễ bị vi sinh vật gây ươn thối, bị mất phẩm chất do tác động của các phản ứng hóa học và quá trình lên men. Vì sao cần bao gói thủy sản tươi sống? Thủy sản bị ươn hỏng vì: Vi sinh vật. Không khí và hơi nước. Dập nát trong quá trình vận chuyển. Tác dụng của bao gói: Hạn chế vi sinh vật. Cách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài. Tăng tính cảm quan. Dễ vận chuyển, bảo quản. Chọn vật liệu bao gói Những yêu cầu cơ bản khi chọn một vật liệu dùng để bao gói thủy sản tươi sống: Chống thấm nước và hơi nước Chống thấm khí Tính bền cơ học và hóa học Khả năng chịu nhiệt Độ trong suốt Khả năng in ấn Khả năng tái sử dụng Giá thành Thủy sản tươi sống thường sử dụng một số loại vật liệu sau để làm bao bì: PP/LDPE OPP/LDPE PE/EVOH /PS Polyetylen (PE) PE là loại chất dẻo thu được bằng cách nung nóng khí etylen dưới áp lực cao và có xúc tác của kim loại PE mật độ thấp (LDPE): có nhiệt độ hàn thấp nhất trong các loại bao bì, dễ hàn và có chất lượng tốt, bền trong thời gian, ít tốn năng lượng, thao tác dễ dàng Sử dụng nhiều trong hàng thủy sản đông lạnh Polypropylen (PP) PP là loại chất dẻo thu được bằng cách trùng hợp gốc propylen dưới tác dụng của áp suất Trơ về mặt hóa học, chịu tác động của các chất tẩy rửa, và các chất hoạt động bề mặt PP cách ẩm, ngăn khí tốt hơn PE PP so với PE thì cứng hơn, bóng hơn và trong suốt hơn PP/PE Khi màng PP và PE kết hợp với nhau sẽ tạo bao bì nhiều lớp (màng PE ở trong và màng PP ở ngoài). Màng kết hợp này có ưu điểm của màng PP và PE: ghép mí kín, ngăn VSV, khí và ẩm từ ngoài xâm nhập vào bên trong bao bì gây hư hỏng và làm giảm chất lượng sản phẩm Ngoài ra lớp PP còn tạo độ bóng và dễ in ấn cho bao bì làm sản phẩm đẹp mắt và hấp dẫn hơn Vật liệu thay thế (OPP/LDPE) OPP (oriented polypropylen) là sản phẩm được kéo giãn theo chiều ngang của mạch PP. Do OPP được sắp xếp có định hướng nên khó bị kéo giãn và trong suốt hơn PP. Chống thấm khí và bền cơ học hơn PP. Chống dầu mỡ tốt, bền hóa học với acid, kiềm, muối vô cơ. Trong suốt, bóng và khả năng in ấn tốt. LDPE như đã nêu ở trên. Như vậy khi kết hợp giữa OPP ở ngoài và LDPE ở trong ta sẽ thu được loại bao bì có khả năng chống thấm khí, bền cơ học, hóa học và dễ dàng in ấn cũng như ghép mí thuận lợi. Vật liệu thay thế PS (polystyrene) khả năng chịu nhiệt độ cao thấp, thường được sử dụng làm các khay xốp. PVDC (polyvinylidene clorua) rất mềm, trong suốt, cách ẩm rất tốt. Là vật liệu tốt cho bao gói bởi nó có xu hướng bám vào sản phẩm dễ dàng. EVOH (ethylenevinyl alcohol) là một vật liệu cách khí tốt trong đó bao gồm cả mùi của sản phẩm. Thường được ép với PE để tạo thêm cách ẩm tốt. PET (polyester) có chi phí thấp, bóng, trong suốt, cách ẩm và khí rất tốt. Đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ từ -60OC đến 220OC. PA (polyamide) hay còn gọi là nylon có sức dẻo dai dễ kéo giãn. Cách ẩm và nhiệt tốt.

Bài giảng Tổ chức và quản lý tài liệu điện tử


Phân biệt tài liệu điện tử với những tài liệu khác ở dạng truyền thống: – Việc ghi tin và sử dụng các ký hiệu. – Sự liên kết giữa nội dung và phương tiện mang tin. – Những đặc điểm về cấu trúc lôgic và cấu trúc thực thể (vật lý). 1.2. Độ tin cậy và tính xác thực của tài liệu điện tử mục đích chính của việc tạo lập và lưu giữ tài liệu là để cung cấp bằng chứng. Bằng chứng về các hoạt động và tác nghiệp là cần thiết để minh chứng cho trách nhiệm của một pháp nhân hay cá nhân. Độ tin cậy của một TL chính là khả năng của TL để làm một bằng chứng đáng tin cậy. Về bản chất, một TL không thể tin cậy hơn so với bản thân TL đó ở vào thời điểm nó được tạo ra. 1.2. Độ tin cậy và tính xác thực của TLĐT Tính xác thực của TL dùng để chỉ sự bền vững qua thời gian của các đặc điểm ban đầu (nguyên bản) của TL đó xét về khía cạnh bối cảnh, cấu trúc và nội dung. Một TL xác thực là TL giữ lại được độ tin cậy ban đầu của nó. 1.3. Quan niệm về chức năng lưu trữ C/năng LT là tập hợp các h/động liên đới góp phần cần thiết cho việc thực hiện thành công những m/tiêu về xác định, bảo quản an toàn TLLT và bảo đảm cho những TL đó có thể tiếp cận khai thác sử dụng và hiểu được. 1.4. Xác định lại vai trò của người làm LT và các tổ chức LT trong môi trường điện tử đang tồn tại một động lực thay đổi giữa ch/năng LT và các giai đoạn của vòng đời TL mà trong đó ch/năng LT phải được thực thi chú ý hơn tới giai đoạn tạo lập và chuẩn bị của vòng đời của TL, bảo toàn được những TL thực sự xác thực, đáng tin cậy và có thể BQ được, bằng cách đặt ra t/chuẩn và h/dẫn cho các bên liên quan áp dụng và/hoặc xây dựng hệ thống luật pháp và/hay quy định phù hợp thiết lập những cơ chế, chính sách để kiểm tra, giám sát nỗ lực những người thực hiện các ch/năng LT về BQ, tiếp cận KT và SD TL 2. Các khuynh hướng tổ chức và lưu trữ tài liệu điện tử 2.1. Sự phát triển của các ph/pháp và quy trình quản lý TLĐT 2.2. Sự thay đổi liên tục của công nghệ và các ứng dụng 2.3. Nhu cầu của người sử dụng thay đổi và kỳ vọng tiếp cận khai thác TLĐT 2.4. C/tác lưu trữ TLĐT và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa công nghệ và tổ chức 2. Các khuynh hướng tổ chức và lưu trữ TLĐT 2.1. Sự phát triển của các ph/pháp và quy trình QL TLĐT Các CQ, TC đã dựa trên TLĐT để thực thi và ghi chép lại h/động của mình hoặc quan tâm đến việc loại bỏ TL giấy khỏi các hệ thống của mình hiện đang tìm kiếm các giải pháp cho các v/đề về tính xác thực, về quản lý và định THBQ cho TLĐT khả năng của các hệ thống thông tin của cq, về tổ chức và cấu trúc của các nguồn lực thông tin về các chính sách và thực tiễn đối với việc lưu giữ TL trong môi trường KTS sẽ có một tác động q/trọng đối với các kiểu chiến lược và ph/pháp mà các tổ chức LT có thể áp dụng để bảo đảm BQ lâu dài TL có giá trị LT TL được tạo ra từ hệ thống cũ sẽ còn luôn sẵn sàng, có thể hiểu và sử dụng được đối với người sử dụng của hệ thống mới thì CQ, TC phải chuyển đổi TL cũ sang hệ thống mới. Đa số các hệ thống phần mềm ngày nay bảo đảm được sự “tương thích với trước đó” giữa phiên bản mới và cũ của cùng một nhà cung cấp phần mềm, như giữa 2 phiên bản của cùng một loại bộ phần mềm xử lý VB. 2.2. Sự thay đổi liên tục của công nghệ và các ứng dụng Các CQ, TC tiến hành nâng cấp các hệ thống của mình th/xuyên và cứ vài năm một lần, thay đổi hoàn toàn hệ thống máy tính của mình. Tuổi thọ tương đối ngắn của p/mềm và phần cứng có tác động lớn đến việc bảo quản lâu dài TLĐT. Các CQ,TC thay thế các hệ thống của mình khi mà các nhà cung cấp ngừng cung cấp một hệ thống đã lạc hậu hay khi mà các sản phẩm mới hứa hẹn nhiều điểm ưu việt hơn p/mềm cũ. Sự x/hiện của các quy trình và hệ thống mới chủ yếu là do đòi hỏi của thị trường, các nhà sản xuất phần cứng và phần mềm máy tính tìm cách tăng thị phần bằng cách đưa ra các sản phẩm mới với các đặc điểm mới, tính năng được tăng cường. 2.3. Nhu cầu của người sử dụng thay đổi và kỳ vọng tiếp cận khai thác tài liệu điện tử Đa số người sử dụng của các hệ thống máy tính trước kia phải có những kỹ năng và sự tiếp cận kỹ thuật chuyên sâu tới các hệ thống máy tính. “Các công việc” được chuyển tới trung tâm máy tính và kết quả được trả lại cho người sử dụng ở dưới dạng các sản phẩm in ra từ máy tính. Sự tiếp cận trực tiếp tới những thông tin KTS có nhiều ưu điểm xét từ phương diện người sử dụng. Việc tra cứu và cung cấp được thực hiện nhanh chóng. Người sử dụng có thể trích lược các phần của một VB, phân tích và xử lý chúng dễ dàng hơn ở dạng KTS. các lưu trữ cần tính tới nhu cầu ngày càng tăng từ phía những người sử dụng đối với việc tiếp cận TLLT ở dạng kỹ thuật số. 2.4. C/tác lưu trữ TLĐT và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa công nghệ và tổ chức môi trường kỹ thuật số chứa đựng những mối quan hệ và điều phụ thuộc lẫn nhau phức tạp hơn nhiều so với môi trường truyền thống. Mối liên hệ giữa cấu trúc tổ chức và kiến trúc công nghệ


Xem thêm Phương pháp xử lý nước thải bệnh viện

Giới thiệu vật liệu composit


Giới thiệu vật liệu compozit bạn có thể dowload miễn phí tại đây. website công ty môi trường ngọc lân chuyên nhận thiết kế hệ thống xử lý nước thải – xử lý rác thải nguy hại – xử lý khí thải LH : 0905 555 146

gioi_thieu_composite

Epoxy là đại diện cho một số nhựa có tính năng tốt nhất hiện nat. Nói chung, epoxy có tính năng cơ lý, kháng môi trường hơn hẳn các nhựa khác, là loại nhựa được sử dụng nhiều nhất trong các chi tiết máy bay. Với tính chất kết dính và khả năng kháng nước tuyệt vời của mình, epoxy rất lý tưởng để sử dụng trong ngành đóng tàu

Xem thêm :  xử lý nước thải thủy sản

Tiểu luận Vật liệu compozite


Tiểu luận Vật liệu compozite download miễn phí tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải bạn có thể dowload miễn phí tại đây. website công ty môi trường ngọc lân chuyên nhận thiết kế hệ thống xử lý nước thải – xử lý rác thải nguy hại – xử lý khí thải LH : 0905 555 146

tieu_luan_composit
Cốt vải là tổ hợp thành bề mặt (tấm), của vật liệu cốt sợi, được thực hiện bằng công nghệ dệt. Các kỹ thuật dệt vải truyền thống thường hay dùng là: kiểu dệt trơn, kiểu dệt xa tanh, kiểu dệt vân chéo, kiểu dệt vải mô đun cao, kiểu dệt đồng phương.

Xem thêm : Xử lý nước thải sinh hoạt

Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Phú Xuân


Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Phú Xuân Các bạn có thể dowload miễn phí tại đây. website công ty môi trường ngọc lân chuyên nhận thiết kế hệ thống xử lý nước thải – xử lý rác thải nguy hại – xử lý khí thải LH : 0905 555 146

Ô nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh hoạt và sản xuất đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Việc bảo vệ và sử dụng nguồn nước để cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất, đáp ứng nhu cầu hiện tại và thỏa mãn như cầu trong tương lai. Đã và đang là bài toán nan giải đôi với các quốc gia Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. TP Hồ chí minh là một thành phố cực lớn có tầm quan trọng không những ở trên bình diện quốc gia mà còn cả quốc tế.

tl_xu_ly_nuoc_thai

Download : https://mega.co.nz/#!tAVnXZ5T!RfzdrOS77OfSk9Av5zQx25K3P1CL7R5uM0yfF9MI-2M

Đồ án thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty sản xuất tinh bột mì


Đồ án thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho công ty sản xuất tinh bột mì Các bạn có thể dowload miễn phí tại đây. website công ty môi trường ngọc lân chuyên nhận thiết kế hệ thống xử lý nước thải – xử lý rác thải nguy hại – xử lý khí thải LH : 0905 555 146

Do lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất nên thường dao động nhiều trong một ngày đêm. Để ổn định chế độ dòng chảy cũng như chất lượng nước đầu vào cho các công trình xử lý phía sau, cần thiết phải có một bể điều hòa lưu lượng. Khử CN- có trong nước thải khoai mì và xử lý một phần nước thải. Tại bể axít hóa, COD giảm từ 10-30% và phần lớn các chất hữu cơ phức tạp như protein chất béo, đường chuyển hóa thành axít đồng thời hầu hết CN- được khử hết trong bể axít hóa.

Nước thải sản xuất bột mì có pH thấp nên rất thích hợp cho các vi khuẩn axít hóa. Trong bể axít hóa xảy ra 3 quá trình sau:

Quá trình thủy phân: Quá trình thủy phân các chất hữu cơ thường thì khá chậm. Tốc độ thủy phân được quá định bởi pH, kích cỡ của chất nền, hiệu quả của chất nền.

Quá trình axít hóa: Sự tạo thành axít hóa được thực hiện bởi nhiều nhóm vi sinh vật. Phần lớn là các vi sinh vật yếm khí, nhưng một số có thể tùy nghi tức là chúng có thể dùng oxygen. Số lượng chúng thì rất thấp chỉ khoảng 1% trong tổng số lượng vi sinh vật. Sản phẩm của quá trình là các axít béo dễ bay hơi, rượu, axít lactíc, CO2

áp dụng sau khi loại bỏ các loại tạp chất thô ra khỏi nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao. Quá trình xử lý sinh học gồm các bước Chuyển hoá các hợp chất có nguồn gốc cacbon ở dạng keo và dạng hoà tan thành thể khí và thành các vỏ tế bào vi sinh Tạo ra các bông cặn sinh học gồm các tế bào vi sinh vật và các chất keo vô cơ trong nước thải Loại các bông cặn ra khỏi nước thải bằng quá trình lắng . 2.4.1. Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên Để tách các chất bẩn hữu cơ dạng keo và hoà tan trong điều kiện tự nhiên người ta xử lý nước thải trong ao, hồ ( hồ sinh vật) hay trên đất ( cánh đồng tưới, cánh đồng lọc…). Hồ sinh vật Hồ sinh vật là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn gọi là hồ oxy hoá, hồ ổn định nước thải, … xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học. Trong hồ sinh vật diễn ra quá trình oxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn, tảo và các loại thủy sinh vật khác, tương tự như quá trình làm sạch nguồn nước mặt. Vi sinh vật sử dụng oxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như oxy từ không khí để oxy hoá các chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân huỷ, oxy hoá các chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Để hồ hoạt động bình thường cần phải giữ giá trị pH và nhiệt độ tối ưu. Nhiệt độ không được thấp hơn 60C. Theo bản chất quá trình sinh hoá, người ta chia hồ sinh vật ra các loại hồ hiếu khí, hồ sinh vật tuỳ tiện (Faculative) và hồ sinh vật yếm khí. Hồ sinh vật hiếu khí Quá trình xử lý nước thải xảy ra trong điều kiện đầy đủ oxy, oxy được cung cấp qua mặt thoáng và nhờ quang hợp của tảo hoặc hồ được làm thoáng cưỡng bức nhờ các hệ thống thiết bị cấp khí .Độ sâu của hồ sinh vật hiếu khí không lớn từ 0,5-1,5m. Hồ sinh vật tuỳ tiện Có độ sâu từ 1.5 – 2.5m , trong hồ sinh vật tùy tiện, theo chiều sâu lớp nước có thể diễn ra hai quá trình : oxy hoá hiếu khí và lên men yếm khí các chất bẩn hữu cơ. Trong hồ sinh vật tuỳ tiện vi khuẩn và tảo có quan hệ tương hỗ đóng vai trò cơ bản đối với sự chuyển hoá các chất . Hồ sinh vật yếm khí Có độ sâu trên 3m ,với sự tham gia của hàng trăm chủng loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc và kỵ khí không bắt buộc . Các vi sinh vật này tiến hành hàng chục phản ứng hoá sinh học để phân huỷ và biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản, dễ xử lý . Hiệu suất giảm BOD trong hồ có thể lên đến 70% .Tuy nhiên nước thải sau khi ra khỏi hồ vẫn có BOD cao nên loại hồ này chỉ chủ yếu áp dụng cho xử lý nước thải công nghiệp rất đậm đặc và dùng làm hồ bậc 1 trong tổ hợp nhiều bậc . Cánh đồng tưới – Cánh đồng lọc Cánh đồng tưới là những khoảng đất canh tác, có thể tiếp nhận và xử lý nước thải. Xử lý trong điều kiện này diễn ra dươi tác dụng của vi sinh vật, ánh sáng mặt trời, không khí và dưới ảnh hưởng của cac hoạt động sống thực vật, chất thải bị hấp thụ và giữ lại trong đất, sau đó các loại vi khuẩn có sẵn trong đất sẽ phân huỷ chúng thành các chất đơn giản để cây trồng hấp thụ . Nước thải sau khi ngấm vào đất , một phần được cây trồng sử dụng . Phần còn lại chảy vào hệ thống tiêu nước ra sông hoặc bổ sung cho nước nguồn . 2.4.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo Bể lọc sinh học Bể lọc sinh học là công trình nhân tạo , trong đó nước thải được lọc qua vật liệu rắn có bao bọc một lớp màng vi sinh vật . Bể lọc sinh học gồm các phần chính như sau : phần chứa vật liệu lọc , hệ thống phân phối nước đảm bảo tưới đều lên toàn bộ bề mặt bể , hệ thống thu và dẫn nước sau khi lọc , hệ thống phân phối khí cho bể lọc . Quá trinh oxy hoá chất thải trong bể lọc sinh học diễn ra giống như trên cánh đồng lọc nhưng với cường độ lớn hơn nhiều .Màng vi sinh vật đã sử dụng và xác vi sinh vật chết theo nước trôi khỏi bể được tách khỏi nước thải ở bể lắng đợt 2 .Để đảm bảo quá trình oxy hoá sinh hoá diễn ra ổn định ,oxy được cấp cho bể lọc bằng các biện pháp thông gió tự nhiên hoặc thông gió nhân tạo .Vật liệu lọc của bể lọc sinh học có thể là nhựa Plastic , xỉ vòng gốm , đá Granit…… Bể lọc sinh học nhỏ giọt Bể có dạng hình vuông , hình chữ nhật hoặc hình tròn trên mặt bằng , bể lọc sinh học nhỏ giọt làm việc theo nguyên tắc sau : Nước thải sau bể lắng đợt 1 được đưa về thiết bị phân phối , theo chu kỳ tưới đều nước trên toàn bộ bề mặt bể lọc . Nước thải sau khi lọc chảy vào hệ thống thu nước và được dẫn ra khỏi bể .Oxy cấp cho bể chủ yếu qua hệ thống lỗ xung quanh thành bể . Vật liệu lọc của bể sinh học nhỏ giọt thường là các hạt cuội , đá … đường kính trung bình 20 – 30 mm. Tải trọng nước thải của bể thấp (0,5 – 1,5 m3/m3 vật liệu lọc /ngđ) . Chiều cao lớp vật liệu lọc là 1,5 – 2m. Hiệu quả xử lý nước thải theo tiêu chuẩn BOD đạt 90% . Dùng cho các trạm xử lý nước thải có công suất dưới 1000 m3/ngđ Bể lọc sinh học cao tải Bể lọc sinh học cao tải có cấu tạo và quản lý khác với bể lọc sinh học nhỏ giọt , nước thải tưới lên mặt bể nhờ hệ thống phân phối phản lực .Bể có tải trọng 10 – 20 m3 nước thải / 1m2 bề mặt bể /ngđ. Nếu trường hợp BOD của nước thải quá lớn người ta tiến hành pha loãng chúng bằng nước thải đã làm sạch . Bể được thiết kế cho các trạm xử lý dưới 5000 m3/ngđ Bể hiếu khí bùn hoạt tính – Bể Aerotank Là bể chứa hổn hợp nước thải và bùn hoạt tính , khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy cho vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải . Khi ở trong bể , các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho các vi khuẩn cư trú , sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính . Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N , P) làm thức ăn để chuyển hoá chúng thành các chất trơ không hoà tan và thành các tế bào mới . Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể Aerotank của lượng nước thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do đó phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng đợt 2 , bằng cách tuần hoàn bùn về bể Aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể . Phần bùn hoạt tính dư được đưa về bể nén bùn hoặc các công trình xử lý bùn cặn khác để xử lý .Bể Aerotank hoạt động phải có hệ thống cung cấp khí đầy đủ và liên tục . Quá trình xử lý sinh học kỵ khí – Bể UASB Quá trình xử lý sinh học kỵ khí Quá trình phân hủy kỵ khí là quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ có trong nước thải trong điều kiện không có oxy để tạo ra sản phẩm cuối cùng là khí CH4 và CO2 (trường hợp nước thải không chứa NO3- và SO42-). Cơ chế của quá trình này đến nay vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ và chính xác nhưng cách chung, quá trình phân hủy có thể được chia ra các giai đoạn như sau: VẬT CHẤT HƯU CƠ PROTEINS HYDROCARBON LIPIDS ACID AMIN / ĐƯỜNG ACID BÉO ACETATE / H2 CH4 / CO2 Thủy phân Acid hóa Acetic hóa Methane hóa Vi khuẩn lipolytic, proteolytic và cellulytic Vi khuẩn lên men Vi khuẩn tạo khí H2 Vi khuẩn methane hóa GIAI ĐOẠN VẬT CHẤT LOẠI VI KHUẨN Hình 2.1: Sơ đồ chuyển hóa vật chất trong điều kiện kỵ khí Ở 3 giai đoạn đầu, COD của dung dịch hầu như không thay đổi, nó chỉ giảm trong giai đoạn methane hóa. Sinh khối mới được tạo thành liên tục trong tất cả các giai đoạn. Trong một hệ thống vận hành tốt, các giai đoạn này diễn ra đồng thời và không có sự tích lũy quá mức các sản phẩm trung gian. Nếu có một sự thay đổi bất ngờ nào đó xảy ra, các giai đoạn có thể mất cân bằng. Pha methane hóa rất nhạy cảm với sự thay đổi của pH hay nồng độ acid béo cao. Do đó, khi vận hành hệ thống, cần chú ý phòng ngừa những thay đổi bất ngờ, cả pH lẫn sự quá tải. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy kỵ khí Để duy trì sự ổn định của quá trình xử lý kỵ khí, phải duy trì được trạng thái cân bằng động của quá trình theo 4 pha đã nêu trên. Muốn vậy trong bể xử lý phải đảm bảo các yếu tố sau: Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố điều tiết cường độ của quá trình, cần duy trì trong khoảng 30÷350C. Nhiệt độ tối ưu cho quá trình này là 350C. pH pH tối ưu cho quá trình dao động trong phạm vi rất hẹp, từ 6,5 đến 7,5. Sự sai lệch khỏi khoảng này đều không tốt cho pha methane hóa. Chất dinh dưỡng Cần đủ chất dinh dưỡng theo tỷ lệ COD:N:P = (400÷1000):7:1 để vi sinh vật phát triển tốt, nếu thiếu thì bổ sung thêm. Trong nước thải sinh hoạt thường có chứa các chất dinh dưỡng này nên khi kết hợp xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt thì không cần bổ sung thêm các nguyên tố dinh dưỡng. Độ kiềm Độ kiềm tối ưu cần duy trì trong bể là 1500÷3000 mg CaCO3/l để tạo khả năng đệm tốt cho dung dịch, ngăn cản sự giảm pH dưới mức trung tính. Muối (Na+, K+, Ca2+) Pha methane hóa và acid hóa lipid đều bị ức chế khi độ mặn vượt quá 0,2 M NaCl. Sự thủy phân protein trong cá cũng bị ức chế ở mức 20 g/l NaCl. IC50 = 4700¸7600 mg/l. Lipid Đây là các hợp chất rất khó bị phân hủy bởi vi sinh vật. Nó tạo màng trên VSV làm giảm sự hấp thụ các chất vào bên trong. Ngoài ra còn kéo bùn nổi lên bề mặt, giảm hiệu quả của quá trình chuyển đổi methane. Đối với LCFA, IC50 = 500÷1250 mg/l. Kim loại nặng Một số kim loại nặng (Cu, Ni, Zn…) rất độc, đặc biệt là khi chúng tồn tại ở dạng hòa tan. IC50 = 10÷75 mg Cu2+ tan/l. Trong hệ thống xử lý kỵ khí, kim loại nặng thường được loại bỏ nhờ kết tủa cùng với carbonate và sulfide. Ngoài ra cần đảm bảo không chứa các hóa chất độc, không có hàm lượng quá mức các hợp chất hữu cơ khác. Bể UASB Nước thải được đưa trực tiếp vào dưới đáy bể và được phân phối đồng đều ở đó , sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học hạt nhỏ (bông bùn) và các chất bẩn hữu cơ được tiêu thụ ở đó . Các bọt khí mêtan và cacbonic nổi lên trên được thu bằng các chụp khí để dẫn ra khỏi bể. Nước thải tiếp theo đó sẽ diễn ra sự phân tách 2 pha lỏng và rắn . Pha lỏng được dẫn ra khỏi bể , còn pha rắn thì hoàn lưu lại lớp bông bùn . Sự tạo thành và duy trì các hạt bùn là vô cùng quan trọng khi vận hành bể UASB. CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ. Nước thải Mủ được vớt đem bán làm keo dán Máy thổi khí Hầm bơm Hồ lắng mủ Bể phản ứng Bể UASB Hồ kỵ khí Hồ hiếu khí Hồ xử lý bổ sung – lắng Bểphản ứng Bể lắng Bể khử trùng Hồ tùy tiện Bể lắng Vận chuyển đến bãi rác Bể nén bùn Sân phơi bùn 2.1.Phương án 1 PAC, NaOH Nguồn tiếp nhận Thuyết minh quy trình công nghệ Toàn bộ dây chuyền sản xuất theo mương dẫn chảy vào hồ lắng mủ và hồ lắng sơ bộ hiện hữu. Sau đó nước thải chảy vào hầm bơm. Từ hầm bơm được bơm lên bể phản ứng kết hợp với lắng I. Tại đây toàn bộ lượng tinh bột và hàm lượng cặn lơ lửng có trong nước thải được loại bỏ. Hóa chất được sử dụng trong công đoạn này là PAC và xút được cung cấp từ bơm định lượng. Cặn lắng được bơm bùn bơm sang bể nén bùn và đưa sang máy ép bùn. Nước thải sau khi qua bể phản ứng kết hợp lắng I tự chảy vào bể sinh học kỵ khí. Tại bể này diễn ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ và hợp chất hòa tan. Sau khi được xử lý sinh học kỵ khí thì nước thải cũng tiếp tục chảy qua hồ kỵ khí, tại hồ kỵ khí quá trình phân hủy các chất hữu cơ tiếp tục xảy ra, sau đó nước thải tự chảy qua hồ hiếu khí, nước thải được trực tiếp xử lý chất hữu cơ và các hợp chất hòa tan còn lại, sau đó nước thải tự chảy vào hồ tùy tiện, tiếp theo chảy qua hồ xử lý bổ sung – lắng, nước thải từ hồ xử lý bổ sung được bơm lên bể phản ứng để keo tụ một lần nữa, sau đó nước thải tự chảy qua bể lắng, sau đó qua bể khử trùng để đạt tiêu chuẩn loại B Ưu điểm: Dễ thiết kế và xây dựng, dễ vận hành, không dòi hỏi cung cấp năng lượng nhiều. Có khả năng làm giảm các vi sinh vật gây bệnh nhiễm trong nước thải xuống tới mức thấp nhất. Có khả năng loại được các chất hữu cơ, vô cơ tan trong nước. Nhược điểm: Thời gian xử lí khá dài ngày. Đòi hỏi mặt bằng rộng. Trong quá trình xử lí phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nhiệt độ thấp của mùa đông sẽ kéo dài thời gian và hiệu quả làm sạch hoặc gặp mưa sẽ làm tràn ao hồ gây ô nhiễm các đối tượng khác. Ngoài ra các hồ sinh học, đặc biệt là ao hồ kị khí thường sinh ra các mùi hôi thối khó chịu làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh 2.2.Phương án 2. Thuyết minh: Nước thải vào Song chắn rác Bể thu gom Bể trung hòa pH = 6,5-7,5 Bể Lọc Sinh Học Bể lắng 2 Bể khử trùng Nước sau xử lí Bể nén bùn Đá vôi Bể axít hóa (2 ngày) Bể lắng cát Nước thải dẫn qua song chắn rác vào bể thu gom. Sau đó, dẫn qua bể lắng cát để loại bỏ hàm lượng các chất lơ lửng trong nước thải. Tiếp đó, dẫn qua bể axít hóa. Tại đây nước thải được lưu lại trong 2 ngày để loại bỏ hàm lượng xianua. Tiếp tục dẫn nước thải qua bể trung hòa dùng đá vôi nâng pH = 6,5- 7,5. Tiếp tục dẫn nước thải qua bể lọc sinh học (bể Biophin) là một công trình xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo nhờ các vi sinh vật hiếu khí. Nước thải phân phối lên bề mặt bể, thấm qua lớp vật liệu lọc, các cặn bẩn được giữ lại và tạo thành màng gọi là màng sinh vật. Màng sinh vật hấp thụ chất hữu cơ và nhờ có cung cấp oxy mà quá trình oxy hóa được thực hiện. Những màng sinh vật chết sẽ cùng nước thải đi ra khỏi bể và được lắng ở bể lắng 2. Nước thải sau khi lắng sẽ qua bể khử trùng để loại bỏ các vi sinh có hại trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Bùn sinh ra ở bể lắng cát và bể lắng 2 được dẫn vào bể nén bùn. Ưu điểm: Có khả năng khử được CN- cao. Loại bỏ được các vi sinh vật gây bệnh. Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao. Trong trường hợp xấu việc thay thế lớp vật liệu đệm trong bể sinh học tốn nhiều thời gian và chi phí. Việc tạo thành màng VSV ở bể sinh học lâu đòi hỏi thời gian khởi động lâu hơn Rác Nước sau tách bùn Nước thải Bể gạn bột Song chắn rác Bãi chôn lấp Dung dịch NaOH 20% Bể chứa bột Bể Axit hóa Bột Lắng cát Cát Sân phơi cát Bể nén bùn Bùn tuần hoàn Bể aerotank Bể UASB Xe hút bùn định kỳ Hồ sinh vật Bể lắng 2 Máy thổi khí Thiết bị làm sạch khí Thu CH4 sử dụng Nguồn tiếp nhận 2.3.Phương án 3. nước rửa nước thải chế biến khoảng 40% chiếm khoảng 60% Ghi chú: Đường đi của nước thải Đường đi của bùn Đường đi của hóa chất Đường đi của rác, cát, mủ Đường đi của khí Đường nước sau tách bùn Thuyết minh: Nước thải từ qui trình công nghệ được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ tạp chất thô có kích thước lớn sau đó nước thải được dẫn qua bể gạn bột để thu hồi lượng tinh bột còn sót lại sau công đoạn ly tâm, lượng tinh bột này thường nhẹ hơn nước, nổi lên được vớt đem bán cho làm thức ăn gia súc, nước thải được dẫn qua bể lắng cát, tại đây những hạt cát có kích thước lớn hơn 0,2 mm sẽ được giữ lại để tránh ảnh hưởng đến hệ thống bơm ở các công trình phía sau. Nước thải được dẫn qua bể axít hóa để khử CN- với thời gian lưu nước là hai ngày, sau khi ra bể acid hóa,nước thải được hòa trộn NaOH và chất dinh dưỡng để tạo môi trường thuận lợi cho công trình xử lý sinh học phía sau. Nước thải tiếp tục đưa sang bể UASB, pH thuận lợi cho hoạt động của bể UASB là 6,7 – 7,5. Tại bể UASB, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải, hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60-80% thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, H2S, CH4, NH3…) theo phản ứng sau: Chất hữu cơ + vi sinh vật kỵ khí ® CO2 + CH4 + H2S + sinh khối mới + … Phần CN- còn lại tiếp tục được phân hủy ở bể UASB. Sau bể UASB được thải dẫn qua bể Aeroten xử lý triệt để các hợp chất hữu cơ. Tại bể Aeroten diễn ra quá trình sinh học hiếu khí được duy trì từ máy thổi khí. Tại đây các vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải thành các chất vô cơ dạng đơn giản như: CO2, H2O … Theo phản ứng sau: Sự oxy hóa tổng hợp COHNS + O2 + dinh dưỡng ® CO2 + NH3 + C5H7 NO2 + các sản phẩm khác Phân hủy nội bào C5H7NO2 + 5O2 ® 5 CO2 + NH3 + H2O + năng lượng Quá trình phân hủy của các vi sinh vật phụ thuộc vào các điều kiện sau: pH, nhiệt độ, các chất dinh dưỡng, nồng độ bùn và tính chất đồng nhất của nước thải. Do đó cần phải theo dõi các thông số này trong bể Aeroten. Hiệu quả xử lí COD trong bể đạt từ 90-95%. Từ bể Aeroten nước thải dẫn sang bể lắng, tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa nước và bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy. Nước thải được đưa đến hồ sinh vật trước khi được xả ra nguồn tiếp nhận. Bùn hoạt tính ở đáy bể lắng một phần được bơm tuần hoàn về bể Aeroten nhằm duy trì hàm lượng vi sinh vật trong bể. Bùn dư được bơm vào bể nén bùn trọng lực để làm giảm thể tích. Sau đó được bơm đến ngăn khuấy trộn của máy lọc ép băng tải để khuấy trộn cùng polyme, rồi đi qua hệ thống băng tải ép bùn. Bùn thải ra có dạng bánh đem đi chôn lấp hoặc sử dụng làm phân bón. Ưu điểm: Thời gian khởi động ngắn, việc kiếm bùn hoạt tính để khởi động dễ dàng và sẵn có. Hiệu quả xử lý sinh học cao. Có thể tận dụng được lượng tinh bột thất thoát, tận dụng được lượng khí CH4 làm năng lượng. Nhược điểm: Chi phí vận hành lớn. Diện tích xây dựng lớn. Vận hành đòi hỏi kỹ thuật cao Lựa chọn công nghệ Từ đặc điểm của ngành sản xuất tinh bột ta nhận thấy xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là hiệu quả nhất. Do chỉ số BOD, COD đầu vào cao nên phương án 3 sẽ phù hợp nhất CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI (TÍNH TOÁN CHO PHƯƠNG ÁN 3) 3.1. CÁC THÔNG SỐ THIẾT KẾ Bảng 3.1. Tính chất của nước thải đầu vào STT Các thông số đầu vào Ñơn vị Giá trị TC loại B (TCVN 5945 – 2005) 1 Lưu lượng ngày đêm m3/ngày 3000 2 pH 4.5 5.5-9 3 COD mg/l 5000 100 4 BOD5 mg/l 3900 50 5 SS mg/l 1200 100 6 Toång Nitô mg/l 250 6 7 Tổng phốt pho mg/l 40 6 8 CN- mg/l 12.5 0.1 Chất lượng nước thải sau xử lý: nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN 5945 – 2005). 3.2. TÍNH TOÁN CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH 3.2.1. Song chắn rác Nhiệm vụ: Song chắn rác có nhiệm vụ giữ lại các tạp chất thô có kích thước lớn như rác, vỏ khoai mì….Các tạp chất này có thể gây ra sự cố trong quá trình vận hành hệ thống như làm tắc đường ống hoặc kênh dẫn, bào mòn đường ống, thiết bị, tăng trở lực dòng chảy nên làm tăng tiêu hao năng lượng bơm. Song chắn rác được chế tạo từ các thanh kim loại và đặt dưới đường chảy của nước thải theo phương thẳng đứng. Kích thước và khối lượng rác giữ lại ở song chắn rác phụ thuộc vào kích thước khe hở giữa các thanh đan. Để tránh ứ đọng rác và gây tổn thất áp lực quá lớn ta cần phải thường xuyên làm vệ sinh (cào rác). Quá trình lấy rác – Dùng cào lấy rác khỏi các thanh chắn – Cho rác vừa cào vào thiết bị chứa rác – Đưa đến nơi để rác để nhân viên vệ sinh môi trường đến thu gom định kỳ hằng ngày và chở đến nơi xử lý chất thải rắn tập trung – Chu kỳ lấy rác ở song chắn rác phụ thuộc vào lượng rác. Việc lấy rác phải tiến hành đúng qui định vì rác ứ đọng quá lâu không những gây mùi hôi thối mà còn gây cản trở dòng chảy từ song chắn rác đến bể lắng Tính toán: Lưu lượng thiết kế: Qtb = 3000 m3/ngày = 125 m3/h. Hệ số không điều hòa K = 1 (m3/h) Kích thước mương đặt song chắn rác Số khe vủa song chắn rác là Bề rộng của song chắn rác là : Lấy chiều rộng của song là 0.35m Kiểm tra lại vận tốc dòng chảy ở phần mở rộng của mương trước song chắn Trong đó: n: Số khe hở Qmax: Lưu lượng lớn nhất của nước thải Qmax = 125 m3/h v: Vận tốc nước chảy qua song chắn (0,6 – 1,0 m/s), chọn v = 0,7 m/s b: Khoảng cách giữa các khe hở, chọn b = 16 mm = 0,016 m K0: Hệ số tính đến mức độ cản trở của dòng nước do hệ thống cào rác, K0 = 1,05 d: chiều dày của thanh song chắn d = 0,008 (m) Tổn thất áp lực qua song chắn Trong đó: Vmax: Tốc độ chuyển động của nước thải trước song chắn ứng với lưu lượng lớn nhất Vmax = 0,7m/s. K: Hệ số tính đến sự tăng tổn thất do vướng mắc rác ở song chắn. K = 2-3. Chọn K = 3. x: Hệ số sức cản cục bộ của song chắn b: Hệ số phụ thuộc tiết diện ngang của thanh. Tiết diện chữ nhật b = 1.79 a : Góc nghiêng đặt song chắn so với phương ngang a = 600. Chiều dài phần mở rộng trước song chắn rác : Chiều dài ngăn đoạn thu hẹp sau song chắn rác Chiều dài xây dựng L =l1+l2 +1.5 =0.14+0.07+1.5 =1.71(m) lấy 1.7 (m) Chiều cao xây dựng H =h1+hs +0.5 =0.25+ 0.046 + 0.5 =0.796(m) lấy 0.8(m) Trong đó B: là chiều rộng của mương dẫn nước 1.5 : là chiều dài phần mương đặt song chắn rác 0.5: là khoảng cách giữa cốt sàn nhà đặt song chắn rác và mục nước cao nhất (chiều cao an toàn). Với h1 là chiều sâu lớp nước trước song. Và hs là tổn thất áp lực qua song chắn rác. Hiệu quả xử lý của song chắn rác – Hàm lượng chất lơ lửng qua song chắn rác giảm 4% SS = 1200 x (1 – 0.04) = 1152 ( mg/l) – Hàm lượng BOD qua song chắn rác giảm 5%. BOD = 3900 x (1 – 0.05) = 3705( mg/l) Hình chiếu bằng của mương và song chắn rác Bảng 3.2. Các thông số thiết kế và kích thước song chắn rác STT Thông số Đơn vị Giá trị 1 Tốc độ dòng chảy trong mương, v m/s 0.7 2 Lưu lượng giờ lớn nhất, Qh max m 125 3 Chiều rộng, B mm 250 4 Chiều cao lớp nước trong mương mm 250 5 Chiều rộng của song chắn rác mm 350 6 Số thanh, n thanh 13 7 Vận tốc nước chảy qua song chắn, v m/s 0.43 8 Tổn thất áp lực qua song chắn, hl mm 46 3.2.2.Bể gạn bột: Nhiệm vụ: Bể gạn bột có tác dụng tách các cặn rắn có kích thước lớn và gạn lại váng bột nổi lên trên, bột sẽ được vớt bằng phương pháp thủ công và đem bán cho các cơ sở chăn nuôi làm thức ăn gia súc. Bảng 3.3: Các thông số nước đầu vào của bể gạn bột Chỉ số Đơn vị Giá trị Lưu lượng m3/ngđ 3000 BOD5 mg/l 3705 COD mg/l 4750 SS mg/l 1152 Thời gian lưu nước trong bể t = 4h Lưu lượng trung bình Q=125m3/h Thể tích của bể V=Q x t =125 x 4 = 500m3 Chọn chiều cao xây dụng bể là 4m, chiều dài là 14m, chiều rộng là 9m Vậy kích thước của bể lắng mủ là L x B x H= 14 x 9 x 4 Bảng 3.4. Các thông số thiết kế bể gạn bột Thông số Kích thước Lưu lượng trung bình giờ Qh (m3/h) 125 Thời gian lưu nước: t (h) 4 Dung tích: V ( m3 ) 500 Dài Lx Rộng B x Cao H 14 x 9 x 4 Số đơn nguyên (bể) 2 3.2.3. Bể lắng cát Nhiệm vụ: Loại bỏ cát, cuội và những mảnh vụn vô cơ khó phân hủy trong nước thải. Nếu cát không được tách ra khỏi nước thải có thể gây ảnh hưởng đến các công trình phía sau như mài mòn thiết bị, nhanh làm hư bơm, lắng cặn trong ống mương. Nên cần phải sử dụng bể lắng cát để đảm bảo cho các công trình xử lý tiếp theo đạt hiệu quả tốt hơn và hoạt động ổn định hơn. Bể lắng cát được tính toán với vận tốc dòng chảy trong đó đủ lớn để các phần tử hữu cơ nhỏ không lắng được và đủ nhỏ để cát và tạp chất rắn vô cơ giữ lại trong bể. Trong bể lắng cát ngang, dòng chảy theo hướng ngang và vận tốc được kiểm soát theo kích thước bể, cửa phân phối đầu vào và máng tràn đầu ra. Vận tốc chảy thường gần bằng 0.15-0.3m/s, thời gian lưu nước từ 30 – 90s. Cát sau lắng được lấy ra khỏi bể bằng phương pháp thủ công, thiết bị bơm thủy lực hoặc sử dụng các thiết bị cơ khí như gàu cạp, bơm trục vít, bơm khí nén, bơm phản lực. Cát sau đó được đến sân phơi cát. Thông số đầu vào Qua bể tuyển nổi SS giảm 40%, BOD giảm 36%, COD giảm 30% Bảng 3.5: Các thông số nước đầu vào của bể lắng cát Chỉ số Đơn vị Giá trị Lưu lượng m3/ngđ 3000 BOD5 mg/l 2371 COD mg/l 3325 SS mg/l 691 Tính toán: Bể lắng cát ngang được thiết kế với lưu lượng ứng với lưu lượng giờ lớn nhất Qh max = 125m3/h. Chọn thời gian lưu nước: t = 60s. Thể tích bể lắng cát ngang: Chọn chiều cao bể: h = 1m Diện tích của bể lắng cát: Chiều dài bể: 4.2(m) Chiều rộng bể: 0.5(m) Chia ra thành 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có kích thước:L x B x H =2.1 x 0.5 x 1 (vẫn đảm bảo thời gian lưu là 30s) Lượng cát trung bình sinh ra mỗi ngày là: (m3/ngày). Trong đó: Qtb ngày: lưu lượng ngày trung bình, Qtb ngày = 3000 m3/ngày. q0: Lượng cát trong 1000m3 nước thải, q0 = 0.15m3/1000m3. Chiều cao lớp cát trong bể lắng cát ngang trong 1 ngày đêm Trong đó: Wc: lượng cát sinh ra trung bình trong 1 ngày đêm. T: chu kỳ xả cát, chọn t = 2 ngày. 1.song phân phối nước đều theo mặt cát ngang 2. mương thu hẹp để giữ vận tốc không đổi trong bể lắng cát 3. thể tích vùng chứa cát Bảng 3.6. Các thông số xây dựng bể lắng cát ngang STT Thông số Đơn vị Giá trị 1 Chiều cao m 1 2 Chiều dài m 4.2 3 Chiều rộng m 0.5 4 Chu kỳ lấy cát ngày 2 5 Thể tích bể m3 2.08 6 Số đơn nguyên cái 2 3.2.4. Bể Axit Hóa Nhiệm vụ: Do lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất nên thường dao động nhiều trong một ngày đêm. Để ổn định chế độ dòng chảy cũng như chất lượng nước đầu vào cho các công trình xử lý phía sau, cần thiết phải có một bể điều hòa lưu lượng. Khử CN- có trong nước thải khoai mì và xử lý một phần nước thải. Tại bể axít hóa, COD giảm từ 10-30% và phần lớn các chất hữu cơ phức tạp như protein chất béo, đường chuyển hóa thành axít đồng thời hầu hết CN- được khử hết trong bể axít hóa. Nước thải sản xuất bột mì có pH thấp nên rất thích hợp cho các vi khuẩn axít hóa. Trong bể axít hóa xảy ra 3 quá trình sau: Quá trình thủy phân: Quá trình thủy phân các chất hữu cơ thường thì khá chậm. Tốc độ thủy phân được quá định bởi pH, kích cỡ của chất nền, hiệu quả của chất nền. Quá trình axít hóa: Sự tạo thành axít hóa được thực hiện bởi nhiều nhóm vi sinh vật. Phần lớn là các vi sinh vật yếm khí, nhưng một số.,

 

Download : https://mega.co.nz/#!RJcXyRJC!f5rsQxaMMlYpNER-TO6tRrz7LtvLSso2MNJEtvH747E